Vé máy bay đi Sài gòn

Thứ năm, 27/11/2014 09:18:14 PM
Sài Gòn, nơi thành phố tưởng như không bao giờ ngưng lại, mà cứ biến động không ngừng. Ðường phố luôn rực sáng những ánh đèn và dòng người nối theo nhau đi về mọi ngả. Nhưng cho dù các ngã rẽ ấy dừng ở đâu thì vẫn có một điểm chung trong lòng mỗi người dân Sài Gòn: hướng về nguồn cội - thành phố tuổi 300.

Ta dễ nhận ra một chút gì đó rất đỗi Sài Gòn khi toàn thành phố sôi nổi thi đua chào mừng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh 300 tuổi và cũng là để chuẩn bị cho một bước tiến mới cho một thiên niên kỷ bắt đầu. 300 năm so với chiều dài của lịch sử đất nước là còn rất trẻ, là còn chứa trong mình sức vươn tới, dung nạp và tìm tòi... Người xưa đã từng đi khai phá để xây dựng lên một Sài Gòn thì con cháu ngày nay sẽ tiếp tục truyền thống để Sài Gòn đẹp hơn, giàu hơn và văn minh hơn mà vẫn đậm đà một bản sắc dân tộc.

Viết và nói về Sài Gòn thì nhiều lắm, không biết nói sao cho đủ. "Sài Gòn 300 năm", trên cơ sở dựa vào một số cuốn sách lịch sử như "Sài Gòn xưa và nay", "Sài Gòn năm xưa", "Sài Gòn từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX" và những bài viết của những nhà nghiên cứu có tên tuổi, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về thành phố mang tên Bác...

Vào khoảng đầu thế kỷ 17, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt. Ở vị trí thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã hình thành một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người Khmer chiếm đa số. Cạnh đó còn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân trong vùng. Chính vì thế, năm 1623, Chúa Nguyễn được sự đồng ý của vua Chân Lạp đã lập ở đây một trạm thu thuế buôn bán.

Dân thị trấn này đông thêm với sự dân cư của người Việt vào Nam. Năm 1679, Sài Gòn đã là nơi cư trú đóng của quan Tổng tham mưu lực lượng của Chúa Nguyễn ở miền Nam. Cũng trong năm này có khoảng 3.000 quân sĩ Trung Quốc và gia đình trung thành với triều đại nhà Minh không chịu sống ở Trung Quốc do nhà Thanh cai trị, đã xin là dân Việt và đươc chúa Nguyễn đưa vào Nam Bộ sinh sống. Một bộ phận người Hoa đã đến sinh sống ở vùng Sài Gòn. Năm 1896 là một mốc thời gian đáng ghi nhớ trong lịch sử thành phố. Năm này chúa Nguyễn chia đặt các đơn vị hành chính, thành lập chính quyền ở Nam Bộ. Sài Gòn lúc bấy giờ là một thị trấn có một vạn dân và có hoạt động thương mãi phát đạt đã trở thành thủ phủ của dinh Phiên Trấn, một trong hai dinh ở Nam Bộ lúc ấy (dinh Trấn Biên đặt lỵ sở ở Biên Hòa). Năm 1698 được xem là thời điểm thành lập của thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay thành phố được hơn 300 tuổi. Trong hơn ba trăm năm đó, thành phố đã trải qua nhiều biến cố quan trọng và đã vươn mình từ một thị trấn độ 1 vạn dân trở thành phố với dân số hơn 4 triệu ngày nay.

Nhờ có vị trí thuận lợi nên vai trò kinh tế và chính trị của Sài Gòn ngày càng phát triển. Năm 1772. Nguyễn Cữu Đàm cho đắp các lũy đất (gọi là Cô Lũy hay còn gọi là Bán Bích cô lũy) từ chùa Cây Mai vòng qua Tân Định đến cầu Cao Miên (Cầu Bông ngày nay) bọc quanh khu chợ búa, dân cư, khu quân sự, hành chánh. Sài Gòn trở thành "thành phố" với đầy đủ ý nghĩa của từ này (thành để bảo vệ, phố chợ buôn bán). Từ cuối thập niên 1770 cho đến hết thập niên 1780, tình hình ở Sài Gòn có nhiều biến động cho cuộc tranh chấp giữa Chúa Nguyễn-Tây Nguyên và Tây Sơn-Nguyễn Ánh. Bốn lần quân Tây Sơn vào đánh đuổi lực lượng Chúa Nguyễn và làm chủ Sài Gòn.

Một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại của Sài Gòn là năm 1778, nhóm người Hoa trước kia cư trú và buôn bán ở Cù Lao Phố và Mỹ Tho, do ảnh hưởng của chiến tranh, đã kéo về cư trú ở Sài Gòn. Họ lập nên phố chợ buôn bán tấp nập tức Chợ Lớn ngày nay.

Từ năm 1879. Nguyễn Ánh (sau này lên ngôi lấy hiệu là Gia Long) làm chủ Sài Gòn và Nam Bộ. Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh của khu vực Nguyễn Ánh kiểm soát và được gọi là "Gia Định kinh". Năm 1790. Nguyễn Ánh cho xây thành kiểu Vauban của Tây phương theo họa đồ của Le Brun, Victor Olivier (những người Tây phương giúp Nguyễn Ánh lúc ấy). Thành có chu vi khoảng 3.800 mét, nằm ở khu vực giữa các đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu ngày nay.

Sau đó Nguyễn Ánh thắng được Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn và đóng đô ở Huế. Dù không còn là kinh đô, Sài Gòn vẫn là thủ phủ của vùng đất phía Nam. Đầu thời Nguyễn, vùng đất Nam Bộ được lập thành một đơn vị hành chánh: Gia Định thành. Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng trào thành Gia Định trong khoảng 16 năm. Trong dân gian và sách vở vẫn còn giữ lại nhiều giai thoại về vị quan nói tiếng này. Mộ và đền thờ của ông ở Bà Chiểu (Lăng Ông).

Sài Gòn là một trung tâm giao dịch quan trọng của cả nước, là một trung tâm văn hóa của Nam Bộ. Mỗi ba năm, thi Hương được tổ chức ở trường thi Gia Định (đặt ở Sài Gòn) để lấy các cử nhân. Dân số Sài Gòn vào năm 1819 đã vào khoảng 60.000 người.

Năm 1832, Gia Định thành bị bãi bỏ, toàn bộ Nam Bộ được chia làm 6 tỉnh trực thuộc triều Đình Huế. Sài Gòn là thủ đô của tỉnh Gia Định. Tuy nhiên đây là trung tâm quân sự và nhất là trung tâm kinh tế của Nam Bộ.

Giữa thế kỷ 19 thực dân Pháp đem quân đến chiếm Việt Nam. Tháng 5-1859 đô đốc Pháp Rigault de Genouilly đem 2.000 quân Pháp và Tây Ban Nha cùng 8 chiến tàu đánh Sài Gòn. Sau khi hạ được thành, thực dân Pháp đã dùng 32 khối mìn để phá tung nhiêu đoạn thành, chúng đã đốt phá dinh thự kho tàng bên trong thành và phố xá thương mãi, nhà cửa dân cư bên ngoài.

Sau khi phá vỡ Đại Đồn, quân Pháp chiếm đóng ba tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và sau đó chiếm nốt ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Sài Gòn trở thành trung tâm cai trị và kinh tế của thực dân ở Nam Kỳ. Thành Phố sài Gòn mang nét Tây phương-thuộc địa được bắt đầu xây dựng.

Ngay khi vừa chiếm được Sài Gòn, đô đốc Charnar đã ký nghị định (ngày 11-4-1861) thành lập "thành phố Sài Gòn". Ranh giới của thành phố bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Thực dân Pháp đã phác họa một bản đồ qui hoạch thành phố, dự trù cho 500.000 dân. Bao quanh thành phố thực dân Pháp cho đào một kinh rộng 10 mét (kinh bao Ngạn) từ gò Cây mai qua Phú Thọ đến rạch Thị Nghè (vị trí cầu Công Lý ngày nay), bản đồ qui hoạch này sau đó bị bỏ, con kinh đào cũng chưa hoàn tất.

Năm 1955 thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn được gọi là "đô thành Sài Gòn", diện tích là 51km² và chia làm 7 quận. Năm 1970 phần đất Thủ Thiêm được sát nhập vào Sài Gòn. Lúc này thành phố được chia làm 11 quận.

Năm 1976. Quốc Hội khóa 6 đã chính thức đặt tên cho thành phố là "thành phố Hồ Chí Minh" bao gồm cả Sài Gòn, tỉnh Gia Định cũ và một số vùng lân cận. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.020 km², dân số hơn 4,5 triệu người. Thành phố có 12 quận nội thành (Quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận) với diện tích 140km² và sáu huyện ngoại thành là Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Duyên Hải với diện tích là 1.889km².

Like vé giá bèo

Thảo luận